Slider-2
Tranh hạt gạo

Tranh hạt gạo là giải pháp hoàn hảo cho các bậc phụ huynh vào dip nghỉ hè mỗi năm vì phần lớn các phụ huynh đều trăn trở nên lên kế hoạch hoạt động hè sao cho kỳ nghỉ hè của các con bổ ích và lý thú nhất.

Tranh gạo Hà Thành với mong muốn lưu giữ trọn vẹn bản sắc văn hóa Việt, khuyến khích, khơi dậy nguồn sáng tạo vô tận từ trẻ, chúng tôi bật mí phương pháp truyền cảm hứng tốt và mới mẻ cho trẻ đó là làm Tranh hạt gạo.

Mặc dù với nhận thức non nớt của trẻ nhưng trẻ cũng phần nào hiểu được gạo được làm ra từ đâu và thêm quý trọng các bác nông dân đã phải vất vả làm ruộng để có được những hạt gạo trắng ngần. Các phụ huynh có thể cùng trẻ tạo nên những bức tranh nhiều màu sắc, điều đặc biệt quan trọng có thêm thời gian hạnh phúc bên trẻ.

Mục lục

1. Vậy Tranh hạt gạo là gì?

Tranh hạt gạo thuộc thể loại tranh nghệ thuật, được kết hợp từ những hạt gạo nhỏ bé nhiều mầu sắc như gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt v.v.

Closeup Of Mixed Rice
Một số loại gạo để làm Tranh hạt gạo

Hạt gạo được ví như “hạt ngọc” trời ban không chỉ đơn thuần là lương thực mà Gạo còn mang nhiều ý nghĩa tinh thần trong cuộc sống. Dưới đôi bàn tay uyển chuyển mềm mại khéo léo của các nghệ nhân đã mang đến nhưng kiệt tác đậm bản sắc Việt Nam.

Tranh-gao-phong-canh
Tranh hạt gạo phong cảnh được làm bởi các nghệ nhân

2. Tranh hạt gạo phù hợp cho lứa tuổi nào?

Độ tuổi phù hợp có thể bắt đầu làm quen với Tranh hạt gạo là từ 5 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này nếu đầu tư thời gian dạy trẻ làm tranh từ nguyên liệu nhỏ như hạt gạo sẽ khích thích sự sáng tạo vô tận của trẻ, phát triển tư duy, kỹ năng mềm dẻo, thẩm mĩ của trẻ.

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi dạt dào xúc cảm, luôn bị kích thích bởi sự tò mò, hay trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh. Các phụ huynh nên khơi nguồn cảm hứng từ “mảnh đất” màu mỡ để gieo hành vi sáng tạo.

Mỗi trẻ em đều tiềm ẩn bên trong một năng lượng sáng tạo tích cức, sự sáng tạo của trẻ hoàn toàn không giống với sự sáng tạo của người lớn. Sáng tạo của người lớn được bắt đầu từ việc tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững thường thể hiện bằng kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi v.v. Sự sáng tạo của trẻ em lại khác, thường bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng, thường không có chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào cảm xúc.

Vậy các phụ huynh đừng bỏ qua giai đoạn vàng của trẻ hãy kích hoạt trí tưởng tượng, rèn luyện tính kiên nhẫn khi làm Tranh hạt gạo để trẻ tận hưởng niềm thích thú khi cầm trên tay những tác phẩm do chính các bé làm ra.

3. Những kỹ năng, lợi ích trẻ có được khi làm Tranh hạt gao.

  • Kỹ năng tạo hình
  • Kỹ năng mềm dẻo, cẩn thận tỉ mỉ khi trẻ phải xếp từng hạt gạo tạo thành bức tranh hạt gạo như đã phác thảo.
  • Tăng độ tập trung của não bộ
  • Phát triển khả năng thẩm mỉ khi chọn loại gạo
  • Kích thích sự sáng tạo thể hiện cảm xúc của trẻ khi nhìn nhận vạn vật thiên nhiên xung quanh …
  • Khả năng thể hiện tư duy hình tượng, cảm xúc của trẻ được kích hoạt.

4. Ứng dụng của tranh hạt gạo trong đời sống:

Tranh hạt gạo thủ công hiện đang được ưa chuộng trong các dịp mừng thọ, quà lưu niệm, tranh treo trang trí tại phòng khách, phòng ngủ, … mang đến giá trị tinh thần to lớn cho đối với người nhận và gia đình.

Các loại tranh hạt gạo phổ biến:

  • Tranh gạo phong cảnh
  • Tranh gạo nghệ thuật
  • Tranh gạo thư pháp
  • Tranh gạo động vật
  • Tranh gạo chân dung
  • Tranh gạo tạo mầu nghệ thuật

5. Hướng dẫn làm Tranh hạt gạo đơn giản.

Các bước để tạo nên một bức Tranh hạt gạo, các phụ huynh có thể tham khảo trong bài viết của Tranh Gạo Hà Thành

Tuyệt tác từ những hạt gạo
Tuyệt tác từ những hạt gạo

          Hi vọng với những chia sẻ trên của Tranh gạo Hà Thành sẽ giúp được các bậc phụ huynh khơi được nguồn sáng tạo, giúp trẻ có thể thỏa sức hòa mình vào những tác phẩm mà các con tự tay sáng tạo.

Một số mẫu tranh hạt gạo đẹp được chúng tôi tổng hợp:

Nếu cần thêm thông tin khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Địa chỉ: Số 1029, đường 72, Ngãi Cầu, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.

Hotline: 096 540 9898

Email: [email protected]

Face book: Tại đây!