Tranh gạo là một loại hình nghệ thuật mang đậm hồn cốt Việt Nam, rất giản dị, mộc mạc mà gần gũi. Trải qua 10 năm phát triển, tranh gạo đã được rất nhiều các bạn trong và ngoài nước biết đến, tìm hiểu và thích thú khi sở hưu những bức tranh nghệ thuật đặc sắc này. Chắc hẳn sẽ rất nhiều bạn thắc mắc không biết làm thế nào để tạo ra 1 bức tranh nghệ thuật tuyệt vời đến như vậy cũng như những bản sắc, những cái hồn trong tranh được thể hiện như thế nào. Hãy cùng Tranh gạo Hà Thành tìm hiểu nhé.

Tuyệt tác từ những hạt gạo
Tuyệt tác từ những hạt gạo

Mục lục

Các bước tạo nên một tác phẩm tranh gạo.

Bước 1: Tạo màu.

Để làm được 1 bức tranh gạo tinh tế, bước quan trọng nhất đó chính là chọn được loại gạo có độ bóng bẩy, các hạt có độ dài đều nhau (như: gạo tám, gạo thơm gạo tấm…). Khi rang gạo, chúng ta cần cho nhỏ lửa , đảo đều tay để hạt gạo được lên màu đều và không bị nổ. Tùy từng sắc độ gạo từ màu trắng, vàng, nâu tới màu đen, thời gian rang gạo sẽ mất từ 15 phút đến 3 giờ đồng hồ. Khi bạn tạo được càng nhiều sắc độ gạo khác nhau thì khi làm, tranh của bạn sẽ càng đẹp vì độ chuyển sắc mềm mại. Màu sắc thường sử dụng từ 26 đến 32 sắc độ màu khác nhau cho 1 bức tranh.

Gạo-rang
Các sắc độ màu gạo của Tranh gạo Hà Thành

Bước 2: Vẽ phác họa.

Gỗ để làm tranh gạo được chọn từ loại ván có độ dày từ 5-9mm tùy theo kích thước tranh to nhỏ bạn muốn làm sao cho phù hợp.

Phác Hoạ Lên Gỗ
Phác hoạ lên gỗ

Bước 3: Tạo hình.

Sau khi đã có hình, chúng ta sẽ đổ keo sữa theo các đường nét chính của bức tranh và cẩn thận đặt từng hạt gạo lên trên để cố định khung hình cho từng chi tiết. Giai đoạn này sẽ đòi hỏi người làm phải rất kiên nhẫn và cẩn thận.

Tạo-hình-cho-tranh-gạo-1
Tạo hình cho tranh gạo

Để làm được 1 bức tranh tinh tế, mang đúng chất nghệ thuật, người làm cũng cần có những cảm nhận về độ sáng tối, gần đậm xa mờ, chuyển sắc để diễn tả tranh gạo được mềm mại. Đây chính là bước khó nhất khi làm nên một bức tranh.

Bước 4: Phun keo và xử lý mối mọt, nấm mốc.

Sau khi gắn hoàn thành các chi tiết chính và đổ nền cho bức tranh của mình, chúng ta sẽ phun 1 lớp keo chuyên dụng lên mặt tranh để các hạt gạo được liên kết chặt vào nhau.

Phủ keo lên mặt tranh gạo
Phủ keo lên mặt tranh gạo

Sau khi tra xong, chúng ta sẽ phơi tranh dưới nắng nhẹ từ 1 đến 2 ngày để keo bay hết mùi. Sau đó, chúng ta sẽ phun thêm 1 lớp keo bóng để tăng độ bền cũng như độ bóng cho hạt gạo.

Phơi-tranh
Tranh được phơi dưới nắng nhẹ

Bước 5: Đóng khung.

Tranh gạo với tông màu trầm đặc trưng riêng, nên khung gỗ màu nâu đỏ sẽ được dùng cho những bức tranh gạo của mình để tăng thêm sắc độ nghệ thuật cho bức tranh. Hãy đến với Tranh gạo Hà Thành, để chọn lựa một bức tranh nghệ thuật cho riêng mình.

Dóng-khung
Đóng khu lên hình cho tranh

Cùng tìm hiểu quá trình làm tranh với Tranh gạo Hà Thành. Tại đây!

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 1029, đường 72, Ngãi Cầu, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
Hotline: 096 540 9898
Email: [email protected]